Bạn đã biết sữa mẹ để ngoài được bao lâu chưa?

Hầu hết các chuyên gia về sinh sản đều khuyên, nếu có thể phụ huynh nên cho con bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng sau khi ra đời, trẻ sẽ trở nên khỏe mạnh và trí tuệ cũng phát triển toàn diện. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề liên quan đến sữa đều làm các bà mẹ phải đau đầu, đơn giản như vấn đề sữa mẹ để ngoài được bao lâu, phải bảo quản thế nào. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin về việc “sản xuất” sữa mẹ và cách trữ sữa mẹ đúng nhất nhé.

Tìm hiểu >> Mẹo dân gian chữa mất sữa sau sinh

Cách thức “sản xuất” sữa mẹ như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ, hay sữa mẹ để ngoài được bao lâu, chúng ta sẽ cùng khám phá xem cơ thế “sản xuất” sữa thực ra như thế nào.

Sữa mẹ được tổng hợp dưới sự tác động của 4 loại hormone khác nhau như estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin, trên cơ chế điều chỉnh hàm lượng của từng loại sinh sữa.

Trong đó, 2 loại hormone Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển, căng lên tạo sữa. Khi bé chào đời, các lượng hormone này tự động giảm xuống, báo hiệu quá trình sản sinh ra sữa cần được bắt đầu.

mẹ sản xuất sữa như thế nào

Còn hormone Prolactin sẽ bắt đầu làm nhiệm vụ khi trẻ thực hiện hành động mút, đi vào máu đến vú và kích thích vú sản sinh sữa mẹ. Trẻ càng mút nhiều thì lượng sữa sẽ càng lớn, do hormone này cũng được sản sinh ra nhiều hơn trong quá trình đó.

Cuối cùng, Oxytocin là hormone giúp co bóp các vùng cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi thẳng vào các ống sữa để đến được núm vú vào miệng của bé. Quá trình này rất quan trọng, còn được gọi là phản xạ phun sữa, nếu Oxytocin không làm tốt thì sữa vẫn sẽ được sản xuất nhưng không vào miệng bé được, mẹ sẽ bị căng tức vùng ngực gây đau, thường gọi là tắc sữa.

Làm thế nào để mẹ có đủ sữa cho con?

Quá trình cho con bú sẽ giúp kích thích hormone Prolactin bên trong cơ thể, giúp sữa mẹ được sản sinh ra nhiều hơn. Vì thế, để có sữa một cách tự nhiên, các bà mẹ nên cho con bú đúng cách.

Đặc biệt, một số chuyên gia đã khuyên rằng, người mẹ sau sinh nên cho con bú sớm trong vòng 4 giờ để kích sữa về, sau đó thường cho bú cách khoảng 2 tiếng rưỡi hoặc 3 tiếng. Và để có sữa đủ cho con trong 6 tháng đầu, mẹ nên có cơ thế nghỉ ngơi hồi phục thể lực, sức khỏe hợp lý, tránh để tinh thần bị ảnh hưởng, kích động hoặc stress trong thời gian này.

Các mẹ bỉm sữa cũng có thể tham khảo, bổ sung nhiều loại thực phẩm có ích cho việc sản sinh sữa như ngũ cốc lợi sữa từ các loại hạt, các thực phẩm nhiều nạc, móng giò, tinh bột, rau xanh, hoa quả, cung cấp đủ sữa cho mẹ và nước uống hằng ngày.

Điều quan trọng là mẹ nên giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi cho con bú, như thế sữa mẹ mới thực sự đạt chất lượng tốt.

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cách bảo quản sữa mẹ khi để bên ngoài. Sữa mẹ để ngoài được bao lâu chính là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ hiện nay, nhất là đối với các bà mẹ bận bịu hoặc phải trở lại với công việc ngay.

Theo thông tin từ các y bác sĩ, sữa mẹ sau khi vắt ra không nên để bên ngoài lâu, có thể dẫn đến mất chất hay biến chất, cho bé uống vào vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tiêu chảy, nhiễm khuẩn…

sữa mẹ để ngoài được bao lâu

Theo đó, sữa mẹ vắt ra ở nhiệt độ 25-35 độ C giữ được trong khoảng 6-8 tiếng, nếu trữ ở ngăn mát tủ lạnh thì có thể để từ 3-5 ngày, còn nếu trữ đông ở ngăn đá có thể giữ được đến 3 tháng. Nếu mẹ có tủ đông chuyên biệt, trữ ở nhiệt độ thấp hơn -18 độ C thì có thể giữ trong 6 tháng.

Khi cần cho bé trẻ ăn, mẹ chỉ làm ấm sữa, tuyệt đối không mang đi đun hoặc dùng lò vi sóng.

Sữa mẹ chỉ cần được bảo quản đúng cách sẽ có thể giữ được hương vị tươi ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ.

Các chị em bận bịu cần vắt sữa để trữ nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Các dụng cụ đựng sữa, vắt sữa và tay phải được vệ sinh cẩn thận trước khi vắt
  • Cần đong đếm lượng sữa trẻ cần, không nên vắt quá nhiều, vì sẽ sinh lãng phí
  • Sữa sau khi vắt ra phải được trữ lạnh ngay, đảm bảo độ tươi ngon và dưỡng chất
  • Không tiếp tục trữ lại phần sữa mà trẻ đã uống thừa, nên vắt theo bình nhỏ vừa đủ
  • Mẹ không nên cố ép vắt sữa, cần nghỉ ngơi đầy đủ và tinh thần thoải mái khi vắt
  • Khi bảo quản sữa trong tủ, cần ghi chú đầy đủ các thông tin như ngày vắt, lượng sữa để sử dụng khi cần thiết
  • Sữa mẹ để rã đông tự nhiên, dùng máy hâm sữa để làm ấm, nếu không có máy thì dùng nước làm ấm từ từ, vì nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng chất lượng sữa

Đối với các bà mẹ bận bịu hoặc có nhiều sữa, muốn vắt ra trữ thì vấn đề sữa mẹ để ngoài được bao lâu vô cùng đáng quan tâm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp giúp bạn có được những kiến thức đúng đắn trong việc cho con bú và bảo quản sữa mẹ, giữ nguồn sữa cho bé với hương vị cũng như chất lượng nguyên vẹn.

https://phanvanit.com/

 

Categories: Tin Tức

Leave A Reply

Your email address will not be published.