Hỏi Đáp: Nên cho bé bú sữa mẹ đến khi mấy tuổi?

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ những năm tháng đầu đời, nhưng khi trẻ lớn hơn đặc biệt là sau 6 tháng nhiều gia đình đã cho bé ăn dặm sữa ngoài . Vậy mẹ nên cho bé bú sữa mẹ đến khi mấy tuổi? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của sữa mẹ với trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, bác sĩ khuyến nghị, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên bởi lúc này cơ thể trẻ còn non yếu và sữa mẹ vô cùng phù hợp để giúp bé phát triển hoàn thiện cơ thể từ trong ra ngoài.

Khi trẻ bú mẹ 100% sẽ không cần bổ sung thêm thức ăn ngoài vì trong sữa mẹ đã có đủ các loại vitamin, khoáng chất tốt nhất rồi và không có loại sữa nào vượt qua được sữa mẹ. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo đối với trẻ sơ sinh
  • Sữa giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt
  • Trẻ bú sữa mẹ thường xuyên sẽ có sức đề kháng tốt hơn, chống lại các bệnh về viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường hô hấp, chống viêm phổi, não, trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh…
  • Sữa mẹ an toàn không gây dị ứng cho trẻ nhỏ.

Sữa mẹ tốt là vậy nhưng khi trẻ lớn hơn mẹ cần bổ sung thêm các nguồn thức ăn khác cho trẻ bởi lúc này trẻ cần nạp vào cơ thể nhiều năng lượng hơn.

Do đó, trẻ em trên 6 tháng tuổi vừa bú sữa mẹ vừa có thể ăn thêm sữa ngoài ( sữa công thức ). Tuy nhiên cũng không nên cho bé dùng sữa ngoài 100% vì sữa công thức không thể tốt hơn sữa mẹ được.

Cho bé bú sữa mẹ đến khi nào?

Mẹ nên cho bé bú sữa đến khi được 1 năm tuổi trở lên. Mỗi người có cách chăm con khác nhau và cũng có thời gian cai sữa khác nhau. thông thường các bà mẹ dừng cho bé bú khi bé được 1 năm  – 2 năm tuổi , đây cũng là khuyến nghị của các tổ chức y tế.

Trên thực tế không có quy định nào về nói thời gian dừng cho trẻ bú. Cho trẻ bú đến khi nào còn tùy thuộc vào người mẹ, gia đình của bé.

Nên cho bé bú sữa mẹ đến khi mấy tuổi?

Cho trẻ dừng bú là một quá trình không dễ dàng, vì lúc này trẻ đang được ăn sữa mẹ thường xuyên mà phải dừng sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc đòi hỏi…Vì vậy người mẹ cần kiên nhẫn, từ từ cho trẻ thích nghi thức ăn ngoài, không nên cai đột ngột .

Lưu ý: Chỉ nên cho trẻ dừng bú khi trẻ đang khỏe mạnh như vậy sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng và quá trình cai sữa được diễn ra thuận lợi hơn. Cai sữa là lúc cả mẹ và con đều sẵn sàng.

Cũng tùy từng bé mà quá trình ngừng cai sữa diễn ra nhanh hay chậm. Nếu bé thích ăn sữa ngoài hơn thì việc dừng bú mẹ sẽ dễ dàng hơn, lúc này bé khoảng trên 6th tuổi.

Bé trên 1 tuổi thường thích nô đùa và không chịu ngồi yên bú mút sữa mẹ nữa vì thế đây là thời điểm tốt để cho bé cai sữa.

Cũng có nhiều mẹ dừng cho con bú ngay thời điểm 5-6 tháng để có thời gian đi làm công ty, tuy nhiên thời điểm này còn quá sớm để cho bé dừng bú sữa mẹ.

Bé bao nhiêu tháng cai sữa là tốt nhất? Mỗi bà mẹ có cách nuôi con khác nhau, cũng tùy từng hoàn cảnh, cơ địa của mẹ và sức khỏe của trẻ ở thời điểm cai sữa.

Xem thêm >> Mẹo dân gian chữa mất sữa

Cách cai sữa cho bé tốt nhất

Thời gian đầu, mẹ cứ từ từ giảm dần số lần cho bé bú sữa, không nên dừng bú đột ngột. Mẹ có thể dần thay thế bằng việc vắt sữa ra bình cho bé bú.

Ngoài sữa mẹ, hãy bổ sung thêm sữa ngoài cho bé, loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi của bé để bé quen dần với hương vị của sữa.

Càng giảm dần số lần bé bú mẹ để bé thích nghi nhanh hơn. Lúc trẻ ít bú thì cũng đồng thời sữa mẹ giảm đi mỗi ngày.

Giảm thời gian bú sữa mẹ xuống

Tạo những không gian, trò chơi giúp bé không còn chú ý tới việc bú sữa mẹ nữa. Cách này phù hợp với các bé 2 tuổi .

Như vậy qua thời gian, bé dễ dàng chuyền đổi từ sữa mẹ sang các loại thức ăn khác, mẹ nên quan sát trong quá trình cai sữa xem biểu hiện của trẻ như thế nào để thay đổi cách sao cho phù hợp.

Nên cho bé bú sữa mẹ đến khi nào , giờ bạn đã biết chưa? Với những mẹ không đủ sữa cho con bú có thể mẹ sẽ cai sữa sớm cho con. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên cho bé bú đến 1 tuổi để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ và giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Categories: Tin Tức

Leave A Reply

Your email address will not be published.