Thị trường Châu Âu bao gồm Đông Âu, Tây Âu, Nam Âu, Bắc Âu đều là những thị trường dễ tính nhận cả lao động phổ thông tuy mức lương đi xuất khẩu lao động Châu Âu không được cao so với Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng đây là thị trường dễ đi và mức chi phí cũng thấp. Do đó vài năm trở lại đây, thay vì chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan…thì xuất khẩu lao động Châu Âu đang là sự lựa chọn của rất nhiều người.
Thị trường xuất khẩu lao động Châu Âu
Hiện tại xuất khẩu lao động đi thị trường Đông Âu nhiều nhất là: XKLD Ba lan, CH séc, Belarus, Bulgaria ,Romania, Nga, Slovakia. việc khai mở thị trường châu Âu được Bộ LĐ-TB-XH đặc biệt chú trọng. Dự báo trong những năm tới, các doanh nghiệp phía bạn cần nguồn cung lên tới hàng trăm ngàn lao động.
Kể từ khi gia nhập liên minh châu Âu EU, lao động tại bản xứ tại các nước như Ba Lan, Slovakia, Séc có xu hướng chuyển sang các nước Tây Âu tìm việc làm do có mức lương hấp dẫn hơn, dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn lực trong nội bộ thị trường EU một cách trầm trọng, và đây cũng chính là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam.
Đối với thị trường châu Âu nói chung, cơ chế làm việc được áp dụng khá nghiêm túc song vẫn đảm bảo được quyền lợi và sức khỏe cho người lao động. Theo đó, người lao động sẽ làm việc ngày 8 tiếng, được nghỉ nửa giờ và làm 5 buổi/tuần, mỗi lao động đều có 20 ngày phép/năm.
Như chúng ta đã biết, bên cạnh mức lương hấp dẫn thì châu Âu là một trong những châu lục rất phát triển, nền kinh tế năng động và hiện đại. Điều này đồng nghĩa với việc khi tham gia xuất khẩu lao động tại các nước châu âu, người lao động Việt Nam sẽ được tiếp cận với quy trình làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, cơ hội nâng cao tay nghề, học hỏi tác phong làm việc để có thể thích nghi nhanh chóng với bất kỳ môi trường nào về sau.
Ngoài các đối tượng là lao động phổ thông và lao động nghề, thị trường XKLĐ Châu Âu cũng rất thu hút lao động có trình độ tại Việt Nam. Những lao động mới có bằng cấp, chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo khoảng 2 năm chuyên môn tại nước tiếp nhận lao động. Chẳng hạn như tại Đức với chương trình đào tạo điều dưỡng Việt Nam, trong 2 năm học chuyên môn tại Đức, học viên điều dưỡng viên người Việt sẽ được bố trí chỗ ở miễn phí và được hưởng mức học bổng 1.800 – 2.000 EUR/tháng, tương đương 50 – 55 triệu đồng. Các khoản phí, thuế, bảo hiểm theo quy định, chi phí ăn và sinh hoạt điều dưỡng viên sẽ phải tự đóng, trong khi đó chỗ ở là miễn phí.
Như thị trường XKLD Hungary mức thu nhập chủ sử dụng lao động đưa ra đối với lao động có tay nghề thợ mộc, thợ xây, thợ sắt 900 – 1.000 USD (20 – 22 triệu đồng); y tá công trường 1.600 USD (35 triệu đồng). Đối với những lao động có trình độ cao như kỹ sư trắc địa lương từ 1.800 – 2.200 USD/tháng (40 – 48 triệu đồng); kỹ sư xây dựng lương 3.100 – 3.600 USD/tháng (68 – 80 triệu đồng).
Điều kiện sang châu Âu là gì?
Rộng cửa thị trường Đông Âu
Năm 2019, một số thị trường XKLĐ Châu Âu, Châu Á có nhu cầu tuyển dụng các nhóm ngành nghề mới mà lao động Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt và có nhu cầu đưa đi, như điều dưỡng, hộ lý, lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao… Điều này tạo ra nhiều cơ hội làm việc hơn nữa cho người lao động Việt Nam khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài. Đây là những tín hiệu tích cực trong việc giữ vững, phát triển thị trường truyền thống và mở rộng, phát triển thị trường lao động ngoài nước mới
Bộ LĐ, TB- XH đặt mục tiêu đưa được 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2019. Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, ngay từ đầu năm 2019, hàng loạt thị trường việc làm tốt, thu nhập cao đang “mở cửa” với lao động Việt Nam.
Kỳ vọng về các thị trường lao động mới, Bộ LĐ, TB- XH cho biết, trong chuyến thăm châu Âu cuối tháng 11/2018, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB- XH Đào Ngọc Dung đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động và an sinh xã hội với Bulgaria và Romania. Các biên bản này đã mở ra hàng trăm nghìn cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam tại Châu Âu.
Dự kiến chỉ riêng với thị trường Bulgaria, Việt Nam có thể cung ứng 50.000 lao động ở 4 lĩnh vực: Xây dựng, dệt may, nông nghiệp công nghệ cao, điều dưỡng. Do vậy, việc ký kết thỏa thuận giữa Bộ Lao động hai nước mang tính khai mở hợp tác về lao động, bao gồm cả xuất khẩu lao động và đào tạo nghề.
Không chỉ Bulgari, Romania cũng được đánh giá là thị trường XKLĐ tiềm năng trong khu vực châu Âu. Đây là thị trường tiềm năng, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, ngành nghề phù hợp với lao động Việt Nam, mức lương và thu nhập của người lao động đảm bảo, chi phí trước khi đi thấp. Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang thu hút số lượng lớn lao động đăng ký tham gia.
Lựa chọn thị trường chất lượng
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ, TB- XH Doãn Mậu Diệp, thời gian qua, Bộ đã tiếp rất nhiều đoàn của các nước đến với mong muốn ký kết hợp tác thỏa thuận XKLĐ. Với xu hướng già hóa dân số đang diễn ra, gần như các nước đều có sự thiếu hụt lao động. Do vậy, trước các thông tin về nhiều thị trường hấp dẫn, người lao động nên chú trọng lựa chọn được thị trường minh bạch, có thu nhập tốt, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cảnh báo, phần lớn người lao động đều muốn đi qua các công ty xuất khẩu lao động nhưng có thể do không đủ điều kiện và phải học ngoại ngữ, yêu cầu có tay nghề nhất định, nên họ lựa chọn con đường XKLĐ “chui”.
Tuy nhiên, người lao động khi muốn đi làm việc ở nước ngoài phải nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra và lựa chọn cách đi tốt nhất để được bảo vệ, không vi phạm pháp luật, không bị trục xuất về nước.
Xuất khẩu lao động Châu Âu tuy dễ nhưng lại khó và khả năng người lao động dễ bị lừa bởi những lời nói ngon ngọt của môi giới cò mồi. Đi nước ngoài không hề đơn giản đặc biệt là Châu Âu cần phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý rõ ràng, nếu không tìm hiểu kỹ người lao động dễ tiền mất tật mang
Người lao động đang có nhu cầu xuat khau lao dong chau Au, hãy liên hệ với các đơn vị uy tín được Bộ Lao Động cấp phép đưa người đi XKLĐ Châu Âu để được tư vấn miễn phí, cụ thể và tìm được đơn hàng phù hợp.
Tham khảo thêm: